Nhabaond's Blog

Just another WordPress.com weblog

Vụ án ông Đinh Đức Phiếu ở Ninh Bình bị truy tố tội vu khống: Xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Ninh Bình tuyên ông Phiếu vô tội

Như Báo Người cao tuổi đã phản ánh trong loạt bài điều tra “Kết án ông Đinh Đức Phiếu ở Ninh Bình tội vu khống: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng”, sáng ngày 30-6-2011, TAND tỉnh Ninh Bình quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Hàng trăm hội viên CCB tỉnh Ninh Bình, Ban liên lạc CCB Sư đoàn 304 tỉnh Ninh Bình cùng nhiều người dân quan tâm đến vụ án đã có mặt tại TAND tỉnh Ninh Bình, theo dõi phiên xét xử.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã lắng nghe phần trình bày của đại diện hợp pháp cho ông Đinh Đức Phiếu là bà Nguyễn Thị Thìn, vợ ông Phiếu; nghe vị đại diện VKSND tỉnh Ninh Bình trình bày và quan điểm của luật sư bào chữa. Sau khi xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và các lời trình bày tại phần thẩm vấn và tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: Các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng trong việc điều tra, cáo trạng và xét xử ông Phiếu. Do có căn cứ về bệnh tâm thần trước và trong khi thực hiện các hành vi được cho là phạm tội, nên ông Phiếu không phải chịu trách nhiệm hình sự. Từ những căn cứ trên, căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 284 Bộ luật Hình sự; Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử tuyên hủy Bản án số 135/2008/HSST ngày 1-12-2008 của TAND TP Ninh Bình; kết luận ông Đinh Đức Phiếu thường trú tại số nhà 35, khu tập thể Xí nghiệp in, phố 10, đường Lương Văn Thăng, phường Đông Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình không phạm tội vu khống, khôi phục danh dự và các quyền lợi chính đáng cho ông Đinh Đức Phiếu.

Đây là một phiên tòa thể hiện tính thượng tôn pháp luật của Hội đồng xét xử, TAND tỉnh Ninh Bình trong vụ án từng gây xôn xao dư luận, được những người tham dự phiên tòa hoan nghênh nhiệt liệt. Cuối cùng, gia đình và bản thân CCB Đinh Đức Phiếu đã tìm được công lí.

Hoàng Linh – Quốc Dũng

Tháng Bảy 1, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này

Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Cần cấp sổ đỏ cho gia đình thương binh nặng

Minh Trang

Ông Đào Văn Hùng, là thương binh nặng hạng 1/4 trong kháng chiến chống Mỹ, hiện cư trú tại Tổ 4, phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây (Hà Nội), gửi đơn đến nhờ Báo Người cao tuổi lên tiếng giúp đỡ.

Theo đơn trình bày, ông Hùng được bố đẻ và em ruột cho tiền, nên năm 1993 ông mua được ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 131 m2 đất tại số 8, tổ 4 phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây. Việc mua bán được chính quyền địa phương xác nhận vào hợp đồng mua bán. Sau đó do chăm chỉ làm kinh tế, vợ chồng ông dành dụm đủ tiền mua nốt ngôi nhà liền kề, mang số nhà 6. Từ ngày mua và sử dụng đất đến nay, gia đình ông Hùng vẫn làm đầy đủ nghĩa vụ thuế với 2 diện tích đất này. Năm 2005, ông Hùng kê khai để lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) cho cả hai căn nhà này. Tuy nhiên, do ông Hùng là thương binh sọ não, thần kinh không bình thường, nên cán bộ địa chính của phường Sơn Lộc chỉ hướng dẫn cho ông làm sổ đỏ ngôi nhà số 8, với diện tích 131 m2. Lúc nhận sổ đỏ, ông Hùng sửng sốt khi thấy trong sổ chỉ ghi diện tích thửa đất này là 111 m2, thiếu đi của ông 20 m2 nữa. Còn căn nhà và thửa đất số 6 của gia đình ông thì không những không được cấp sổ đỏ, mà trong sổ bộ thuế đất tại phường lại mang tên người khác. Ông Hùng liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng ở thị xã Sơn Tây đề nghị xem xét, giải quyết nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Ông Hùng trình bày sự việc với luật sư và các nhà báo

Phóng viên Báo Người cao tuổi đã đến thị xã Sơn Tây, gặp ông Hùng và các nhân chứng, yêu cầu ông Hùng cung cấp các tài liệu liên quan. Theo đó, ngày 1-3-1993, ông Hùng kí vào đơn xin mua bán nhà số 8, tổ 4, phường Sơn Lộc, trên thửa đất số 7, diện tích 131 m2 với bên bán là ông Nguyễn Mạnh Vượng và vợ là Phùng Thị Bình; được UBND phường Sơn Lộc, do Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trọng Trí kí xác nhận. Tại Đơn xin cấp GCNQSDĐ và Phiếu chuyển thông tin địa chính, để xác định nghĩa vụ tài chính của Văn phòng đăng kí QSDĐ, cũng thể hiện diện tích là 131 m2. Nhưng, tại GCNQSDĐ cấp cho gia đình ông Hùng, số liệu diện tích chỉ còn 111 m2, là chưa đúng với thực tế sử dụng đất của gia đình ông Hùng.

Tiếp đó, ông Hùng lại mua nốt mảnh đất rộng 250 m2 tại số 6, tổ 4 phường Sơn Lộc của ông Chu Văn Thất, việc mua bán bằng giấy viết tay. Đây là diện tích đất ông Chu Văn Thất mua của vợ chồng ông Vượng – bà Bình (cùng nguồn gốc đất với mảnh đất nói trên), nên không có tranh chấp với ai. Ông Hùng cũng đã làm đơn xin cấp sổ đỏ mảnh đất này, được cán bộ địa chính phường là ông Vương Đức Hùng thẩm tra, lập hồ sơ và Chủ tịch UBND phường Lê Thị Tý kí xác nhận ngày 2-3-2004 để đề nghị cấp sổ đỏ. Song, không hiểu do đâu mà hồ sơ này lại bị gạch chéo. Và đương nhiên, ông Hùng chưa thể được xét cấp sổ đỏ cho diện tích đất này. Trong khi đó, trong sổ bộ thuế đất ở phường Sơn Lộc, số thứ tự thứ 228, người đứng tên thửa đất lại là Nguyễn Thị Quỳnh.

Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc Cty luật TNHH Hòa Lợi khẳng định, hai diện tích đất nói trên của gia đình ông Hùng hoàn toàn đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật. Đề nghị cơ quan chức năng thị xã Sơn Tây cần quan tâm tới gia đình người thương binh nặng, bị chấn thương sọ não Đào Văn Hùng, để xem xét cấp sổ đỏ theo đúng pháp luật, không nên để một người có công phải đi kêu cứu thêm nữa.

Tháng Sáu 25, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này

Tại quận Hà Đông, TP Hà Nội: Nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ và hành trình tìm công lí của gia đình liệt sĩ

Hoàng Kim

Cuộc hành trình tìm công lí vắt qua hai thế kỉ được khá nhiều cơ quan giải quyết, thậm chí Chính phủ trực tiếp tổ chức đối thoại và chỉ đạo giải quyết, mà vẫn chưa đòi lại được 819 m2 đất hợp pháp tại 202 Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội bị chiếm đoạt; gia đình phải lập hẳn website (trang tin điện tử) để chuyển tải thông tin vụ việc, nhưng rồi việc giải quyết vẫn chưa đến đâu. Đó là những gì gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp phải gánh chịu suốt 50 năm ròng. Trong khi diện tích đất nói trên đang có khiếu nại, được Quốc hội phê chuẩn giám sát, thì ngày 6-1-2009, UBND quận Hà Đông lại gấp rút cho xây dựng trường Mầm non và Trạm y tế của phường Quang Trung, mà không cần giấy phép, bất chấp chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Để rồi, công trình xây xong chỉ để cho thuê…

Về nguồn gốc thửa đất, tài liệu có trong hồ sơ thể hiện, ngày 11-4-1942, ông Nguyễn Xuân Phụng, người làng La Khê, phủ Hoài Đức lập văn tự bán cho ông Nguyễn Hưng Anh 819 m2 đất tại thị xã Hà Đông (nay là số 202 Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Văn tự ghi rõ rằng: “Nguyên tôi có số đất ở địa phận Thị xã tỉnh Hà Đông, số thửa đất 19, số tờ bản đồ 19, diện tích 819 m2… Nay tôi đem số đất trên bán đứt cho tên Nguyễn Hưng Anh…”. Văn tự được chứng thực bởi Trưởng phố Đông Cầu, kí tên đóng dấu. Năm 1957, bộ phận địa chính thuộc Ty Tài chính tỉnh Hà Đông cấp trích lục sổ địa chính và điền bộ diện tích đất này cho gia đình ông Nguyễn Hưng Anh, do ông Nguyễn Hưng Anh đứng tên chủ sở hữu. Như vậy, thửa đất nói trên của gia đình ông Nguyễn Hưng Anh không hề bị điều chỉnh bởi Luật Cải cách ruộng đất.

Trước năm 1954, vùng này bị quân Pháp lập vành đai trắng để bảo vệ thị xã Hà Đông. Sau tháng 10 năm 1954, gia đình hồi cư và tiếp tục phục hóa thửa đất này để trồng hoa màu sinh sống. Sự thật này được hàng chục người trong khu phố chứng thực, trong đó có bà Ngọ khi còn công tác tại VKSND thị xã Hà Đông cũng kí giấy xác nhận. Năm 1961, bà Tạ Thị Liên (vợ ông Nguyễn Hưng Anh) bị ngã xuống hố vôi, phải đi điều trị dài ngày. Các con lớn của bà đã lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp và liệt sĩ Nguyễn Hưng Thái, các con ở nhà đều còn nhỏ không trông nom được. Lợi dụng hoàn cảnh này, HTX mộc Quyết Tiến ở liền kề lập tức lấn chiếm để làm bãi xếp gỗ. Khi ở bệnh viện về, bà Liên thấy vậy đòi lại đất, nhưng HTX cố tình không trả. Tuy nhiên, ông Đinh Văn Ly, Phó Chủ nhiệm HTX mộc Quyết Tiến thời kì ấy đã phải kí giấy xác nhận có mượn đất của gia đình bà Liên. Điều này chứng minh thửa đất 819 m2 của gia đình ông Anh – bà Liên không thuộc diện đất vắng chủ, không bị điều chỉnh bởi Thông tư 73-TTg ngày 7-7-1962 của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù ông Nguyễn Hưng Anh đã đi vào Nam sinh sống.

Trong khi đó, HTX mộc Quyết Tiến được một số người có chức sắc bênh che, nên chây ỳ không chịu trả đất, buộc gia đình bà Liên phải quyết liệt đấu tranh, đòi đất ròng rã hơn chục năm trời. Mãi đến ngày 26-3-1974, HTX mộc Quyết Tiến kí giấy mời bà Liên đến nhận 420 đồng, gọi là tiền mua đất của bà Liên từ năm 1960 chưa thanh toán. Lẽ đương nhiên, bà Liên không bán đất nên kiên quyết không đến nhận tiền, mà khởi kiện ra tòa để đòi lại đất. Ngày 31-10-1975, TAND thị xã Hà Đông xét xử, ra bản án số 05 cho HTX mộc Quyết Tiến được quyền mua thửa đất này. Bà Liên chống án, ngày 10-8-1976 TAND tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) xử phúc thẩm, cho rằng án sơ thẩm xử trái Thông tư 73-TTg nên hủy án sơ thẩm, giao cho UBND thị xã Hà Đông giải quyết theo thẩm quyền. Chính cách xử lí lắt léo đó đã đẩy gia đình vào hành trình theo đuổi vụ kiện đến nay là 50 năm.

Năm 1991, HTX mộc Quyết Tiến giải thể, gia đình ông Anh – bà Liên tạm thời lấy lại được đất, xây nhà ở và trồng cây, đào ao cá để sinh sống. Đột nhiên, ngày 8-11-1995, UBND tỉnh Hà Tây (cũ), do ông Đỗ Thanh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hàng trăm người, cùng nhiều xe cơ giới đến đưa bà Tạ Thị Liên đi, đuổi mọi người ra đường để cưỡng chế, thu hồi toàn bộ 819 m2 đất hợp pháp của gia đình ông Anh – bà Liên, để giao cho Tổng Cty Sông Đà sử dụng.

Ngày 8-10-2000, Thủ tướng Chính phủ triệu tập Hội nghị để giải quyết vụ việc, với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng ở Trung ương và tỉnh Hà Tây. Tại Hội nghị này, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã kết luận: “… Chính quyền không trả mảnh đất 819 m2 cũng được, nhưng phải trả chỗ khác đúng mức ấy…”. Phải sau 2 năm, UBND tỉnh Hà Tây mới cấp cho gia đình 250 m2 ở khu tái định cư, với hình thức thực hiện chính sách đối với gia đình liệt sĩ không có chỗ ở. Gia đình liên tục khiếu nại vì cho rằng vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng, được Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện xem xét. Thế nhưng, ngày 23-8-2010 Ban Dân nguyện có Báo cáo số 218, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thống nhất không trả lại 819 m2 đất cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp.

Điều đáng nói là, bản Báo cáo số 218 do ông Trần Thế Vượng và ông Bùi Nguyên Súy (Trưởng, Phó Ban Dân nguyện) lập ra có nhiều điểm cắt xén, thậm chí xuyên tạc sự thật, khiến UBTVQH hiểu sai bản chất sự việc. Đơn cử như Báo cáo số 218 cho rằng thửa đất 819 m2 của ông Nguyễn Hưng Anh là đất ruộng ở làng La Khê, thị xã Hà Đông, trong khi thực tế thời kì ấy làng La Khê thuộc phủ Hoài Đức, không thuộc thị xã Hà Đông. Đây là chi tiết rất dễ gây hiểu lầm rằng, thửa đất 819 m2 nằm trong khối tài sản bị Nhà nước trưng mua của cụ Nguyễn Hưng Chức (bố đẻ ông Nguyễn Hưng Anh), do cụ Chức bị quy thành phần địa chủ. Tại Báo cáo ngày 17-2-2000 của Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận: “Trong cải cách ruộng đất, ông Nguyễn Hưng Chức bố đẻ của ông Nguyễn Hưng Anh là địa chủ nên Nhà nước đã trưng mua tài sản của ông Chức ở quê tổng giá trị 3.599 kg thóc, trong đó có 2 mẫu 6 sào ruộng ở La Phù. Thửa đất số 19 của ông Nguyễn Hưng Anh không nằm trong số này…”. Báo cáo của Ban Dân nguyện còn cho rằng, gia đình bà Liên không khai báo, không sử dụng đất và không nộp thuế cho Nhà nước. Tình tiết này lại dễ gây hiểu lầm rằng, thửa đất 819 m2 thuộc diện vắng chủ, trong khi sự thật không phải như vậy.

Một tình tiết rất quan trọng mà bản Báo cáo không đề cập đến, đó là việc HTX mộc Quyết Tiến mời bà Liên đến nhận 420 đồng là khoản tiền mua đất năm 1960 chưa thanh toán xong, nhưng bà Liên không chấp nhận bán. Với những sự kiện cụ thể này, bất cứ ai cũng có thể hiểu rằng HTX mộc Quyết Tiến chưa bao giờ được cấp có thẩm quyền giao cho sử dụng 819 m2 đất nói trên. Tại Thông báo số 13 của tỉnh Hà Sơn Bình và Báo cáo của Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận: “Từ 1961, do bà Liên bị tai nạn đi viện lâu ngày, HTX mộc Quyết Tiến ở liền kề với đất của bà Liên đã để nhờ gỗ, sau đó không trả và đã xin mua đất này nhưng bà Liên không bán. Vì vậy mảnh đất của bà Liên không liên quan gì đến việc thực hiện chính sách Hợp tác hóa”…

Tiếc rằng Ban Dân nguyện của Quốc hội đã không đưa những tình tiết này vào bản Báo cáo, dẫn đến việc UBTVQH ra kết luận giải quyết không đúng với gia đình ông Nguyễn Hưng Anh. Trong khi vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, Quốc hội đã phê chuẩn giám sát, thì ngày 6-1-2009 UBND quận Hà Đông gấp rút cho xây dựng công trình Trường Mầm non và Trạm y tế phường Quang Trung. Điều đáng nói là, việc xây dựng hai công trình trên không có giấy phép xây dựng. Trong Văn bản số 1661/UBND – TNMT ngày 7-12-2009 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình kí, gửi UBND quận Hà Đông có đoạn: “UBND TP có ý kiến chỉ đạo như sau: 1. Yêu cầu quận Hà Đông tạm dừng việc thi công công trình Trường Mầm non và Trạm y tế của UBND phường Quang Trung cho đến khi công trình được cấp giấy phép theo quy định hiện hành…”. Thế nhưng ý kiến chỉ đạo này của UBND TP Hà Nội cũng bị UBND quận Hà Đông bỏ qua. Kết quả, công trình hiện đã xây xong, nhưng chỉ để cho thuê, trong khi việc khiếu kiện của gia đình có 2 liệt sĩ kéo dài 50 năm chưa được giải quyết dứt điểm. Và, nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ của gia đình liệt sĩ vẫn còn tiếp diễn, không biết đến bao giờ mới chấm dứt?!

Tháng Sáu 25, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này

Cha tôi

(Viết tặng cha)

Hoàng Linh

Một điều chắc chắn, khi đọc tiêu đề bài báo này, sẽ có người bảo tôi hâm, hoặc hợm hĩnh, hay là lợi dụng phương tiện hành nghề để lăng xê cha mình… Mặc, tôi cũng cứ viết, bởi sự thật là như vậy. Từ người thân trong gia đình, đến bà con khối phố, rồi những đồng sự của cha tôi sẽ chứng giám cho điều này. Cha ơi! Cuối cùng thì chúng con cũng thực hiện được ước nguyện rất nhỏ nhoi, nhưng ý nghĩa thật lớn lao của cha, đó là đưa cha về với cội nguồn gốc rễ, về giữa lòng đất quê hương bản quán mà từ đó cha đã thoát li theo cách mạng, rồi đi suốt cả 80 năm cuộc đời. Cha hãy yên nghỉ, đất mẹ sẽ ôm cha vào lòng mãi mãi.

Trong kí ức tuổi thơ của tôi, có cả những ngày dài cha vắng nhà, khi thì cả tháng trời, khi thì dăm bữa nửa tháng. Chúng tôi nhớ cha, hỏi mẹ cha đi đâu lâu vậy? Mẹ trả lời: “Bố các con cùng các chú đi bè chở lương thực đến các vùng khó khăn. Ông ấy đi tham gia lao động công ích xã hội chủ nghĩa…”. Ngày ấy, tôi chẳng hiểu “lao động công ích xã hội chủ nghĩa” là gì. Chỉ đến khi lớn lên tôi mới hiểu, thì ra cha tôi đi là để đóng góp công sức cho xây dựng đất nước, càng kính phục cha hơn. Khi tôi mới lên hai, cha đem cả gia đình đi xây dựng kinh tế mới, sau đó nhà tôi chuyển đến phố Vàng, huyện Thanh Sơn, Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ). Mẹ tôi, người phụ nữ thành phố chân yếu, tay mềm nên mình cha gánh vác hết mọi việc. Vậy mà cha vẫn nhiệt tình tham gia công tác xã hội không quản ngày đêm. Ngày ấy nhà tôi là nơi dừng chân của các chú bộ đội phòng không đóng trên đỉnh núi Tăng Teo. Cứ mỗi lần các chú qua nhà, cha lại kêu mẹ đi bắt gà làm cơm thiết đãi, rồi còn nhốt vài con vào lồng để mang về cho các chú ở đơn vị…

Cứ vậy, một phần tuổi thơ tôi trôi qua với những kỉ niệm khó quên. Năm 1973 cha đưa gia đình quay trở về Hà Nội. Cuộc sống vô cùng khó khăn, cha lại gồng mình để gánh vác gia đình, với bảy chị em tôi đang tuổi ăn, tuổi lớn. Ngày cha làm công tác tuyên truyền, cổ động cho Phòng văn hóa quận, tối về lại quần quật ép quai guốc nhựa, đem ra chợ Đồng Xuân giao cho các sạp hàng, lấy tiền nuôi chúng tôi ăn học. Chúng tôi lớn lên như thổi trong sự đủ đầy, bằng những giọt mồ hôi bất tận của cha. Chúng tôi trưởng thành bằng tình thương yêu, sự hi sinh và nghiêm khắc của cha. Trong bảy chị em, tôi là đứa cứng đầu nhất, nên thường bị cha nọc ra đánh đòn. Lần nào cha cũng bắt tôi nằm sấp xuống giường, lấy roi quất vào mông tôi. Không lần nào là mông tôi không lằn lên những “con lươn” to bằng chiếc đũa cả, nhức nhối, bỏng rát. Có lần quất roi vào mông tôi xong, cha ra góc nhà rấm rứt khóc. Tôi không cảm thấy đau đớn thể xác, mà ấy là nỗi đau âm ỉ trong tim, để rồi ân hận vì đã trái lời cha. Và, đó là hành trang để tôi lớn lên, hoàn thiện thành người tử tế.

Một lần, tôi bỗng thấy mấy chú công an đến nhà đòi đưa cha đi. Tôi chẳng biết gì, chỉ hốt hoảng, ngơ ngác. Nửa buổi cha trở về, kéo tôi ra một góc giải thích, đó là do họ bắt nhầm người, họ được tin báo cha là gián điệp nằm vùng còn sót lại. Thì ra câu chuyện bắt đầu từ những năm kháng chiến chống Pháp, cha tôi công tác tại Ty Công an tỉnh Ninh Bình. Ngày ấy, ở vùng tự do có ổ gián điệp hoạt động chống phá cách mạng, cha nhận nhiệm vụ thâm nhập để điều tra, phá án và ổ gián điệp bị ta bắt gọn, trong đó có công lớn của cha tôi. Có người nhìn thấy cha thường xuyên đi lại với gia đình tên chỉ huy nhóm gián điệp, sau lại thấy cha sống tại địa phương liền đi báo công an. Rất may khi cha tôi đến cơ quan công an, người thủ trưởng đơn vị ấy mới nhìn thấy cha tôi, đã nhận ra người chỉ huy cũ của mình. Hai người hàn huyên sau nhiều ngày xa cách, rồi cha tôi về nhà như không có chuyện gì xảy ra.

Ngày tôi lấy vợ, cha dặn: “Con đã chấp nhận lấy người ta, vậy là người ta sẽ đi chung con thuyền, mà con là người lèo lái. Con hãy cố gắng gìn giữ gia đình bằng tất cả tình thương và trách nhiệm…”. Tôi chưa kịp thực hiện những điều cha dạy, thì chúng tôi đã nhận ra rằng, hai đứa luôn xung khắc, không thể kéo dài thêm mối quan hệ. Và… chúng tôi chia tay. Cha rất buồn và giận, tuyên bố từ tôi, cấm cửa không cho tôi về nhà. Phải mất hơn hai năm trời đằng đẵng, tôi lang bạt, không nhà, không người thân nhưng không mảy may trách cha, tôi đáng bị trừng phạt như vậy. Rồi cha cũng nguôi ngoai, lại đón tôi trở về trong vòng tay cha như ngày tôi còn bé dại. Người đàn bà thứ hai xuất hiện trong đời tôi, cũng bất hạnh, bơ vơ không chốn nương thân. Biết chuyện, cha khuyên tôi: “Nếu con thấy có thể cưu mang được người ta, thì hãy giang tay cứu giúp…”. Tôi nghe lời cha, đưa mẹ con cô ấy về nhà nương náu. Rồi rốt cuộc người ấy cũng bỏ tôi ra đi sau khi đã “đủ lông, đủ cánh”. Cha tôi không mảy may trách cứ, còn an ủi tôi rằng: “Dù gì thì con cũng đã làm được một việc tốt, rồi cuộc đời sẽ bù đắp cho con những tổn thất tinh thần…”.

Cha tôi sống như vậy, ở khu phố bất cứ gia đình nào có việc nhờ, từ chuyện nhỏ nhất là khai sinh cho con, đến những chuyện lớn như thủ tục xin phép xây, sửa nhà cửa… cha tôi đều giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo mà không mảy may đòi hỏi ai phải trả ơn. Cha thường dạy chúng tôi: “Không được tham của ai, tuyệt đối không nhận những gì không thuộc về mình. Giúp được người thì cứ giúp, đừng bao giờ đòi họ phải trả ơn!”. Ngày cha tôi “hai năm mươi”, cả phố tôi từ già đến trẻ đều đưa tiễn không thiếu một người. Nhiều người, vì điều kiện không theo tiễn cha tôi về an nghỉ tại quê, cứ tỏ ra tiếc nuối. Đời người ai cũng đến lúc phải về với tổ tiên. Cha tôi cũng vậy, ông đã sống 80 năm cuộc đời không uổng phí, mặc dù kinh tế gia đình chẳng mấy dư giả.

Chúng tôi lòng bảo lòng, hãy gắng sống như cha, chẳng cần phải là ông to bà lớn; chẳng cần nhà cao cửa rộng, sống cuộc đời đạm bạc nhưng thanh thản, với giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc.

Tháng Sáu 25, 2011 Posted by | Văn học | Bình luận về bài viết này

Tại Dự án đất dịch vụ và giãn cư Cầu Đơ, quận Hà Đông, Hà Nội: Có dấu hiệu cố ý làm trái để tham nhũng đất

Hoàng Phúc Thịnh

Từ xã lên phường, việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất dịch vụ, nhằm giúp người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp là chủ trương đúng. Tuy nhiên, tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội, nhân dân tố cáo một số vị chức sắc của HTXNN Cầu Đơ và UBND phường có nhiều hành vi sai phạm: Tự ý lập ra Ban tư vấn đất của HTX Nông nghiệp Cầu Đơ và UBND phường Hà Cầu; lấy đất công chia cho tư nhân, mà không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền; nâng khống diện tích đất bị thu hồi của các gia đình với diện tích hàng nghìn mét vuông để lấy tiền đền bù và chia đất vượt quá cao so với quy định…

Để thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân, khi chuyển từ xã lên phường, ngày 9-4-2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành QĐ số 835/QĐ-UBND, thu hồi 90.466,4 m2 đất của HTXNN Cầu Đơ, phường Hà Cầu, TP Hà Đông (cũ), tạm giao cho UBND TP Hà Đông thực hiện bồi thường, hỗ trợ và GPMB; lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đất, giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Chính sách giao đất được thực hiện theo Nghị định 17/2006/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Tiếp đó, ngày 11-7-2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành QĐ số 2304/QĐ-UBND, chính thức giao diện tích đất nói trên cho UBND TP Hà Đông thực hiện dự án.

Xét tờ trình số 55/TTr-UBND ngày 30-12-2008 của UBND phường Hà Cầu, ngày 31-12-2008, UBND quận Hà Đông ban hành QĐ số 3407/QĐ-UBND, phê duyệt danh sách các hộ đủ điều kiện giao đất dịch vụ, đất ở thuộc khu Cầu Đơ, phường Hà Cầu. Theo đó, có 615 hộ được duyệt. Đến ngày 15-4-2009, UBND quận Hà Đông có Thông báo số 74/TB-UBND, giao cho UBND phường Hà Cầu chủ trì, phối hợp cùng Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước Hà Đông tổ chức thu tiền đất dịch vụ, đất ở tạm tính khi giao đất cho các hộ dân ở HTXNN Cầu Đơ… Ngày 14-5-2010, UBND phường Hà Cầu có QĐ số 91/QĐ-UBND ban hành Quy chế bốc thăm thửa đất cho các hộ thuộc HTXNN Cầu Đơ. Tại tập hồ sơ bốc thăm phát cho các hộ dân, UBND phường Hà Cầu gắn kèm Sơ đồ quy hoạch chi tiết, Bản đồ chia thửa đất. Đây chính là mấu chốt gây nên nhiều thắc mắc của các hộ dân.

Nhân dân tố cáo một số vị chức sắc của HTXNN Cầu Đơ và UBND phường: Tự ý lập ra Ban tư vấn đất của HTXNN Cầu Đơ và UBND phường Hà Cầu; lấy đất công chia cho tư nhân, mà không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền; nâng khống diện tích đất bị thu hồi của các gia đình, tới hàng nghìn mét vuông để lấy tiền đền bù và chia đất vượt quá cao so với quy định… Theo danh sách các hộ được xét duyệt giao đất ở, đất dịch vụ thuộc khu Cầu Đơ, đối chiếu với thực tế sử dụng đất tại địa phương, nhân dân phát hiện 27 hộ được nâng khống diện tích đất 5% và ruộng bị thu hồi từ hơn 4.000 m2 lên hơn 8.000 m2, chênh lên 3.905 m2; 29 hộ được HTX lấy đất công gắn thêm vào diện tích thực tế, với tổng diện tích 305 m2; 3 hộ không có ruộng bị thu hồi, không có hộ khẩu ở địa phương và cụ Lưu Đình Nghinh đã mất từ năm 1963 cũng được đưa vào danh sách cấp đất. Trong đó có nhiều hộ là cán bộ và người nhà cán bộ HTXNN Cầu Đơ. Riêng ông Vũ Dương Tân, Chủ nhiệm, kiêm Phó Chủ nhiệm HTXNN Cầu Đơ có: bố mẹ, em trai, em gái được nâng khống diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, để nhận đất ở, đất dịch vụ trái quy định. Thậm chí họ còn cho thay tên, đổi họ chủ hộ, đưa vào danh sách xét cấp đất, như trường hợp Phạm Văn Hợi và Nguyễn Thị Thuấn, số nhà 28, khu Cầu Đơ 3 là không có thật. Sự thật ở địa chỉ này chỉ có bà Nguyễn Thị Hợi, không có ruộng bị thu hồi, chỉ có 170 m2 đất của bố mẹ, nhưng vẫn được cấp 65 m2 đất.

Tổng hợp số liệu diện tích tại 3 tờ bản đồ quy hoạch phân lô chi tiết, kẹp theo hồ sơ bốc thăm, cho thấy: trong cả 3 bản đồ vượt so với diện tích ghi trong QĐ số 2304/QĐ-UBND ngày 11-7-2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) là 3.266,79 m2. Các bản đồ này không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, duy nhất chỉ có dấu treo của UBND phường Hà Cầu. Đây là dấu hiệu rất rõ hành vi sử dụng bản đồ giả làm căn cứ để nhân dân bốc thăm, nhận đất. Trong 3 bản đồ có 103 lô diện tích từ 94 m2 trở lên, trong khi dân cả 3 đội sản xuất chỉ được nhận 94 quyết định có diện tích này. Vậy gần chục lô đất dư thừa được cấp cho ai? Hơn 2.000 m2 đất thừa trên thực địa, thể hiện trong bản đồ chia lô, nhưng nằm ngoài danh sách các hộ được duyệt cấp cho ai, dân cũng không được biết…

Hiện đa số các gia đình đã nộp tiền để nhận đất theo quy định, nhưng việc giao đất trên thực địa vẫn chưa được tiến hành, do nhân dân đang có đơn tố cáo, các cấp chính quyền chưa giải quyết xong. Tuy nhiên, tại đây đã có dấu hiệu của hành vi cố ý làm trái, tham nhũng đất, liên quan đến một số cán bộ thuộc UBND phường Hà Cầu và HTXNN Cầu Đơ, mà người chịu trách nhiệm chính là các ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND; Nguyễn Hữu Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế – đô thị phường Hà Cầu và ông Vũ Dương Tân, Chủ nhiệm, kiêm Phó Chủ nhiệm HTXNN Cầu Đơ. Các sai phạm nói trên là rất nghiêm trọng, đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan điều tra nên sớm vào cuộc để làm rõ.

Tháng Sáu 25, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này

Mít tinh kỉ niệm 70 năm Ngày truyền thống và Ngày NCT Việt Nam (6-6-1941 * 6-6-2011): Cả nước thắp sáng hào khí Diên Hồng

Lễ kỉ niệm được tổ chức trang trọng tại Hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội đúng vào sáng 6-6-2010, tròn 70 năm ngày Bác Hồ kính yêu viết Lời “kính cáo đồng bào” hiệu triệu đoàn kết toàn dân tộc. Những đại biểu về dự biểu lộ sự xúc động, tự hào xen lẫn băn khoăn về tổ chức Hội, về những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với NCT… Tất cả vì mục tiêu chăm sóc phụng dưỡng và phát huy vai trò NCT trong tình hình đất nước nhiều biến động, đứng trước cơ hội phát triển lớn mạnh, nhưng cũng gặp không ít thách thức về phát triển kinh tế và toàn vẹn lãnh thổ. Một lần nữa, hào khí Diên Hồng lại được thắp sáng, lớp lớp NCT Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống, nguyện cùng cháu con bảo vệ giang sơn gấm vóc và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp…

Lễ kỉ niệm do Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Hội NCT Việt Nam tổ chức. Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư TW Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam; ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam; ông Nguyễn Khánh, nguyên Bí thư TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch danh dự Hội NCT Việt Nam; đại diện các Ban, ngành, đoàn thể TW cùng hàng trăm NCT tiêu biểu Thủ đô tới dự. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, gửi lẵng hoa chúc mừng.

Diễn văn khai mạc do Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam Cù Thị Hậu đọc, nêu rõ ý nghĩa to lớn về sự hình thành Ngày truyền thống NCT Việt Nam, sự ra đời của Ngày NCT Việt Nam. Bảy mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, NCT Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng trước vận mệnh đất nước, góp phần làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến. Trong thời kì đổi mới, NCT tiếp tục phát huy trí tuệ, sức lực vào sự nghiệp xây dựng đất nước; tiếp tục hiến kế, hiến công thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao – Gương sáng”, tích cực hoạt động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Những cống hiến to lớn của lớp lớp NCT Việt Nam tạo nên bề dày truyền thống vẻ vang, gắn liền với tiến trình xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta luôn coi trọng NCT, nhận định: “NCT Việt Nam là lớp người có vai trò, vị trí quan trọng đối với mọi gia đình và xã hội, đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước”.

Hội NCT Việt Nam sau 16 năm thành lập đã phát triển sâu rộng từ Trung ương đến địa phương, với 7.370.934 hội viên / 8.152.086 NCT cả nước. Hơn 11.000 xã, phường, thị trấn thành lập Hội NCT cơ sở, với 207.731 chi hội, tổ hội trong các thôn, bản, buôn, làng, khu dân cư, tổ dân phố. Đến tháng 4 – 2011, có 9 tỉnh thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận Hội NCT Việt Nam là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, hoạt động trên phạm vi cả nước, nhiều nơi đã chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động từ Ban Đại diện thành Ban Chấp hành NCT tỉnh, huyện. Hội NCT Việt Nam khẳng định được ba mặt hoạt động, đó là: chăm sóc, phát huy vai trò NCT; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; giải quyết tốt mối quan hệ giữa chăm sóc và phát huy vai trò NCT; đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao – Gương sáng” thông qua các hoạt động thiết thực: khuyến học – khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; xóa nhà tạm cho NCT; mỗi người trồng một cây, tham gia trồng và chăm sóc một hàng cây, một đồi cây, một rừng cây; phòng chống tội phạm, tham nhũng, tệ nạn xã hội, bảo vệ biên cương của Tổ quốc… Lớp NCT hôm nay còn là nhân chứng lịch sử, là những người từng kinh qua lịch sử cách mạng hào hùng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đang tiếp tục góp phần lo cho vận mệnh đất nước, cho tương lai hạnh phúc của con cháu mai sau, là nguồn nội sinh vô cùng quý giá trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc…

Băn khoăn trước một số bất cập trong việc điều hành, triển khai các hoạt động của Hội NCT, khi Hội NCT nhiều nơi vẫn chỉ là 2 cấp, đại biểu Nguyễn Khắc Giao, Chủ tịch Hội NCT xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội đại diện cho tiếng nói của tổ chức Hội trong toàn quốc cho rằng, với tổ chức 2 cấp như hiện nay, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của NCT; mong rằng, Hội NCT sớm được 4 cấp, đồng thời đề nghị Nhà nước chỉ đạo các cấp, các ngành sớm triển khai chính sách đối với NCT theo Luật NCT và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Kế thừa truyền thống “kính lão đắc thọ”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta xác định chăm sóc và phát huy vai trò NCT luôn là một chính sách quan trọng. Chủ trương, chính sách về NCT ngày càng cụ thể và tốt hơn. Luật NCT là công cụ pháp lí cao để bảo đảm chăm sóc, phát huy tiềm năng, tri thức, kinh nghiệm của NCT trong sự nghiệp phát triển nước nhà, ổn định xã hội và duy trì gia đình truyền thống Việt Nam. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong những năm tới số NCT ở nước ta sẽ tăng nhanh, càng trở nên lực lượng lớn, quan trọng của xã hội. Cùng sự đi lên của đất nước, các bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể cần tiếp tục chủ động nghiên cứu và kiến nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp; tích cực thiết thực hơn nữa trong việc thực hiện cuộc vận động “Toàn xã hội chăm sóc, phát huy vai trò NCT”, trong đó đặc biệt lưu ý yếu tố “phát huy vai trò”. NCT là nguồn tri thức và kinh nghiệm quý báu cho công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước… Phó Thủ tướng tỏ ý tin tưởng vào ý chí của lớp NCT, sẽ phát huy tốt hơn nữa giá trị, tiềm năng; đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của NCT trong các tổ chức đoàn thể: MTTQ, Hội CCB, Hội Khuyến học…

Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đánh giá cao nỗ lực, đóng góp của NCT cả nước và các cấp Hội NCT Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình hành động của MTTQ Việt Nam, nhất là phối hợp thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. NCT góp phần quan trọng trong việc tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đề nghị NCT và các cấp Hội NCT Việt Nam tiếp tục góp phần thực hiện chương trình hành động của MTTQ Việt Nam; tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thay mặt cho hơn 8 triệu NCT cả nước, Chủ tịch TW Hội NCT Việt Nam Nguyễn Tấn Trịnh cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, đã tạo mọi điều kiện để NCT được chăm sóc và phát huy tốt nhất giá trị, thiết thực góp phần để NCT được sống vui, sống khỏe, sống hữu ích cùng con cháu và xã hội.

Lễ kỉ niệm thành công tốt đẹp, các đại biểu ra về trong sự hân hoan, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCT Việt Nam, để các cụ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chấn hưng đât nước và bảo vệ Tổ quốc.

Hoàng Linh (Thực hiện)

Tháng Sáu 18, 2011 Posted by | Xã hội | Bình luận về bài viết này

Tại Dự án đất dịch vụ và giãn cư Cầu Đơ, quận Hà Đông, Hà Nội: Có dấu hiệu cố ý làm trái để tham nhũng đất

Hoàng Phúc Thịnh

Từ xã lên phường, việc chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất dịch vụ, nhằm giúp người nông dân chuyển đổi nghề nghiệp là chủ trương đúng. Tuy nhiên, tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội, nhân dân tố cáo một số vị chức sắc của HTXNN Cầu Đơ và UBND phường có nhiều hành vi sai phạm: Tự ý lập ra Ban tư vấn đất của HTX Nông nghiệp Cầu Đơ và UBND phường Hà Cầu; lấy đất công chia cho tư nhân, mà không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền; nâng khống diện tích đất bị thu hồi của các gia đình với diện tích hàng nghìn mét vuông để lấy tiền đền bù và chia đất vượt quá cao so với quy định…

Để thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân, khi chuyển từ xã lên phường, ngày 9-4-2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành QĐ số 835/QĐ-UBND, thu hồi 90.466,4 m2 đất của HTXNN Cầu Đơ, phường Hà Cầu, TP Hà Đông (cũ), tạm giao cho UBND TP Hà Đông thực hiện bồi thường, hỗ trợ và GPMB; lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đất, giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Chính sách giao đất được thực hiện theo Nghị định 17/2006/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Tiếp đó, ngày 11-7-2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) ban hành QĐ số 2304/QĐ-UBND, chính thức giao diện tích đất nói trên cho UBND TP Hà Đông thực hiện dự án.

Xét tờ trình số 55/TTr-UBND ngày 30-12-2008 của UBND phường Hà Cầu, ngày 31-12-2008, UBND quận Hà Đông ban hành QĐ số 3407/QĐ-UBND, phê duyệt danh sách các hộ đủ điều kiện giao đất dịch vụ, đất ở thuộc khu Cầu Đơ, phường Hà Cầu. Theo đó, có 615 hộ được duyệt. Đến ngày 15-4-2009, UBND quận Hà Đông có Thông báo số 74/TB-UBND, giao cho UBND phường Hà Cầu chủ trì, phối hợp cùng Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước Hà Đông tổ chức thu tiền đất dịch vụ, đất ở tạm tính khi giao đất cho các hộ dân ở HTXNN Cầu Đơ… Ngày 14-5-2010, UBND phường Hà Cầu có QĐ số 91/QĐ-UBND ban hành Quy chế bốc thăm thửa đất cho các hộ thuộc HTXNN Cầu Đơ. Tại tập hồ sơ bốc thăm phát cho các hộ dân, UBND phường Hà Cầu gắn kèm Sơ đồ quy hoạch chi tiết, Bản đồ chia thửa đất. Đây chính là mấu chốt gây nên nhiều thắc mắc của các hộ dân.

Nhân dân tố cáo một số vị chức sắc của HTXNN Cầu Đơ và UBND phường: Tự ý lập ra Ban tư vấn đất của HTXNN Cầu Đơ và UBND phường Hà Cầu; lấy đất công chia cho tư nhân, mà không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền; nâng khống diện tích đất bị thu hồi của các gia đình, tới hàng nghìn mét vuông để lấy tiền đền bù và chia đất vượt quá cao so với quy định… Theo danh sách các hộ được xét duyệt giao đất ở, đất dịch vụ thuộc khu Cầu Đơ, đối chiếu với thực tế sử dụng đất tại địa phương, nhân dân phát hiện 27 hộ được nâng khống diện tích đất 5% và ruộng bị thu hồi từ hơn 4.000 m2 lên hơn 8.000 m2, chênh lên 3.905 m2; 29 hộ được HTX lấy đất công gắn thêm vào diện tích thực tế, với tổng diện tích 305 m2; 3 hộ không có ruộng bị thu hồi, không có hộ khẩu ở địa phương và cụ Lưu Đình Nghinh đã mất từ năm 1963 cũng được đưa vào danh sách cấp đất. Trong đó có nhiều hộ là cán bộ và người nhà cán bộ HTXNN Cầu Đơ. Riêng ông Vũ Dương Tân, Chủ nhiệm, kiêm Phó Chủ nhiệm HTXNN Cầu Đơ có: bố mẹ, em trai, em gái được nâng khống diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, để nhận đất ở, đất dịch vụ trái quy định. Thậm chí họ còn cho thay tên, đổi họ chủ hộ, đưa vào danh sách xét cấp đất, như trường hợp Phạm Văn Hợi và Nguyễn Thị Thuấn, số nhà 28, khu Cầu Đơ 3 là không có thật. Sự thật ở địa chỉ này chỉ có bà Nguyễn Thị Hợi, không có ruộng bị thu hồi, chỉ có 170 m2 đất của bố mẹ, nhưng vẫn được cấp 65 m2 đất.

Tổng hợp số liệu diện tích tại 3 tờ bản đồ quy hoạch phân lô chi tiết, kẹp theo hồ sơ bốc thăm, cho thấy: trong cả 3 bản đồ vượt so với diện tích ghi trong QĐ số 2304/QĐ-UBND ngày 11-7-2008 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) là 3.266,79 m2. Các bản đồ này không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, duy nhất chỉ có dấu treo của UBND phường Hà Cầu. Đây là dấu hiệu rất rõ hành vi sử dụng bản đồ giả làm căn cứ để nhân dân bốc thăm, nhận đất. Trong 3 bản đồ có 103 lô diện tích từ 94 m2 trở lên, trong khi dân cả 3 đội sản xuất chỉ được nhận 94 quyết định có diện tích này. Vậy gần chục lô đất dư thừa được cấp cho ai? Hơn 2.000 m2 đất thừa trên thực địa, thể hiện trong bản đồ chia lô, nhưng nằm ngoài danh sách các hộ được duyệt cấp cho ai, dân cũng không được biết…

Hiện đa số các gia đình đã nộp tiền để nhận đất theo quy định, nhưng việc giao đất trên thực địa vẫn chưa được tiến hành, do nhân dân đang có đơn tố cáo, các cấp chính quyền chưa giải quyết xong. Tuy nhiên, tại đây đã có dấu hiệu của hành vi cố ý làm trái, tham nhũng đất, liên quan đến một số cán bộ thuộc UBND phường Hà Cầu và HTXNN Cầu Đơ, mà người chịu trách nhiệm chính là các ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND; Nguyễn Hữu Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế – đô thị phường Hà Cầu và ông Vũ Dương Tân, Chủ nhiệm, kiêm Phó Chủ nhiệm HTXNN Cầu Đơ. Các sai phạm nói trên là rất nghiêm trọng, đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan điều tra nên sớm vào cuộc để làm rõ.

Tháng Sáu 18, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này

Về vụ việc ở ngành giáo dục huyện Cô Tô, Quảng Ninh: Sai phạm tiếp nối sai phạm

Hoàng Kim

Báo Người cao tuổi số 897, ra ngày 23-4-2011, đăng bài “Huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh: Nhiều sai phạm trong ngành giáo dục, trù dập người tố cáo!”. Sau khi phát hành, Tòa soạn báo tiếp tục nhận được đơn kêu oan của bà Ngô Thị Bích, và đơn của một số giáo viên, phản ánh thêm nhiều sai phạm trong ngành Giáo dục ở huyện này. Theo đó, việc xử lí kỉ luật Đảng đối với bà Bích là chưa thỏa đáng, gây bất bình trong dư luận ở địa phương…

Như Báo NCT đưa, trong thời gian làm Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Cô Tô, ông Vũ Ngọc Thân thu nhận nhiều người dùng bằng giả, mua và mượn bằng mang tên người khác để tuyển lọt vào biên chế, giảng dạy. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh đã kết luận, các giáo viê Phan Thị Én, Lương Thị Thu Hương, Phạm Thị Lâm bị buộc thôi việc; giáo viên Vương Thị Son bị buộc chuyển công tác khác. Riêng hai người sử dụng bằng của người khác để vào ngành Giáo dục huyện Cô Tô là bà Phạm Thị Măng và ông Phạm Đức Đào không bị xử lí, hiện vẫn dạy học. Ông Thân còn bị tố cáo nhiều lần lợi dụng chức vụ, định “sàm sỡ” cô giáo Nguyễn Thị H; tự ý cất nhắc, tiến cử để bổ nhiệm Hiệu phó, Hiệu trưởng các trường; điều động cán bộ giáo viên, nhân viên các trường mà không thông qua tập thể… Những sai phạm của ông Thân nhiều năm không được xử lí, là một trong nhiều nguyên nhân khiến môi trường giáo dục của huyện đảo này bất ổn.

Nội dung tố cáo tiếp theo hướng vào bà Đoàn Thị Kim Thu, người được bổ nhiệm một cách cấp tập vào vị trí Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo ngày 15-3-2011, ngay sau khi bà Bích bị chuyển công tác khác. Bà Thu lên chức Trưởng phòng, trong khi đang có nhiều đơn thư tố cáo. Một trong số người đứng đơn tố cáo bà Thu là bà Ngô Thị Điểm, nguyên cán bộ chuyên môn, Phòng Giáo dục – Đào tạo đưa ra các bằng chứng như trong kì thi học kì 2 năm học 2008 – 2009 của bậc THCS, bà Đoàn Thị Kim Thu phụ trách bộ phận làm đề thi, đã làm lộ đề thi các môn phát tán trong học sinh, gây tốn kém thời gian, kinh phí, công sức. Vậy mà trong cuộc họp rút kinh nghiệm ngày 15-5-2009, bà Thu đã không ngần ngại đổ lỗi: “Trách nhiệm ra đề thuộc về từng đồng chí trong bộ phận làm đề, không phải lỗi của cá nhân tôi”. Tại kì thi học sinh giỏi cấp huyện môn hóa lớp 9, năm học 2010-2011, bà Thu làm Chủ tịch Hội đồng đã để sai sót về kiến thức ở câu thứ 3, khiến đánh giá không chính xác. Bà Thu đã không cho chấm phúc khảo, tự ý nâng điểm cho em học sinh có đơn thắc mắc, bổ sung cho em này đoạt giải 3. Việc tố cáo của bà Ngô Thị Điểm nhận được kết quả: Ngày 27-1-2011, sau khi nghỉ ốm, bà Điểm nhận ngay quyết định điều xuống làm giáo viên Trường THCS thị trấn Cô Tô!?

Không những bà Đoàn Thị Kim Thu được cất nhắc một cách chóng vánh, mà chồng bà là ông Dương Văn Đại, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Tiến cũng có tên trong danh sách quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng vào ngày 5-5-2011, trong khi ông này đang bị tố cáo nhiều lần vi phạm quy chế dân chủ, xúc phạm cán bộ giáo viên trong nhà trường, khai man số lớp học để rút tiền ngân sách… Trong khi đó, bà Bích không có sai phạm gì lớn, thì lại bị xử lí. Đối chiếu các văn bản, kết luận xử lí vụ việc liên quan đến bà Bích, thì đều không tuân thủ các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Ngày 7-4-2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh ban hành 2 văn bản: Số 651/BC-SGD&ĐT, thông báo kết quả giải quyết đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hương, giáo viên Trường THCS Thanh Lân, huyện Cô Tô, khiếu nại 5 nội dung đối với bà Bích, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Cô Tô gồm: Việc thực hiện chế độ chính sách; Vấn đề điều động cán bộ, giáo viên; Phân công nhiệm vụ tại cơ sở trường học; Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; Việc tuyển dụng công chức. Văn bản số 653/BC-SDG&ĐT, thông báo kết quả xác minh đơn kiến nghị của bà Bùi Thị Hoa, nhân viên hành chính, trường Tiểu học thị trấn Cô Tô gồm 9 nội dung. Phần lớn khiếu nại của bà Hương và bà Hoa không đúng sự thật, hoặc không đủ căn cứ, nhưng vẫn được xem xét và UBKT Huyện ủy Cô Tô lấy làm căn cứ để đề nghị mức kỉ luật đối với bà Bích.

Bà Bích cho biết, bà Hương và bà Hoa đều gửi đơn vượt cấp, nhưng vẫn được giải quyết. Theo đó, việc giải quyết đơn thư nói trên của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh là trái thẩm quyền. Mặc dù kết luận nhiều nội dung khiếu nại, kiến nghị không đúng, nhưng người khiếu nại, kiến nghị vẫn không bị xử lí theo pháp luật, quy định tại Điều 100 Luật Khiếu nại, tố cáo.

Ngay tại văn bản số 186-TB/UBKT, thông báo kết luận giải quyết đơn bà Bùi Thị Hoa, tố cáo bà Ngô Thị Bích do ông Hà Đức Sinh, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy kí cũng cho thấy có đến 9/9 nội dung bà Hoa tố cáo là sai, hoặc không có cơ sở kết luận. Tại văn bản này, ông Hà Đức Sinh vẫn yêu cầu Chi bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cô Tô kiểm điểm và cần có hình thức kỉ luật đối với bà Bích; Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét điều động bà Bích nhận công tác khác…

Đối chiếu giữa bà Ngô Thị Bích với ông Vũ Ngọc Thân cũng thấy việc xử lí cán bộ ở đây có nhiều vấn đề bất ổn. Ông Thân, không những không bị xử lí, mà còn được giới thiệu ứng cử Đại biểu HĐND khóa mới, là điều khó chấp nhận. Ngay trong Đơn xin ứng cử Đại biểu HĐND huyện Cô Tô nhiệm kì 2011 – 2016, ông Thân khai trình độ học vấn: Đại học ngành Chính trị; Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm toán, lí. Không hiểu với nhận thức này, ông Thân có xứng đáng để lãnh đạo một huyện đảo, nơi tuyến đầu Tổ quốc hay không?

Tháng Năm 21, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này

Tổng Giám đốc Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện: Độc đoán, chuyên quyền, trù dập người lao động?

LTS: Vụ việc xảy ra tại Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện là rất nghiêm trọng. Các bằng chứng về sai phạm của bà Đặng Thị Bích Hòa rất rõ, đủ căn cứ khởi tố vụ án tham nhũng, khởi tố bị can bà Hòa với các tội danh tham ô tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là khẳng định của TS. Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân. Theo luật sư, Nhà nước cần phải rà soát lại chính sách, cũng như thực tiễn việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước…

Kì III: TS. Luật sư Trần Đình Triển: Cần xử lí nghiêm minh theo pháp luật

PV: – Thời gian qua, dư luận rất quan tâm đến vụ tiêu cực tại Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện. Các tài liệu, bằng chứng có trong hồ sơ cho thấy nhiều tiêu cực liên quan trực tiếp đến bà Đặng Thị Bích Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty. Vậy theo ông đã đủ căn cứ để các cơ quan tố tụng khởi tố chưa ?

TS. LS Trần Đình Triển: – Với những bằng chứng mà người lao động cung cấp, Văn phòng luật sư Vì Dân công bố, thì tôi khẳng định đủ căn cứ khởi tố vụ án tham nhũng và khởi tố bị can đối với bà Hòa. Để làm rõ hơn những vi phạm của bà Hòa, cần công khai hóa tất cả báo cáo tài chính từ 2006 đến nay cho người lao động, để họ phân tích, đánh giá cái gì thu đúng, chi đúng; cái gì thu sai, chi sai. Trên cơ sở đó phát hiện những dấu hiệu tiêu cực. Từ những thông tin đó, cơ quan chức năng điều tra, xác minh làm rõ.

PV: – Nhưng căn cứ nào để Cty phải công khai hóa các báo cáo tài chính của Cty cho người lao động ?

TS. LS Trần Đình Triển: – Theo luật, tập thể người lao động chiếm 10% cổ phần trong Cty, nên họ có quyền đòi hỏi công khai hóa các báo cáo tài chính, các hoạt động kinh doanh. Chỉ có người lao động mới giám sát tường tận được các hoạt động của Cty. Còn các cơ quan chức năng đối chiếu với quy định của pháp luật để định lượng mức độ sai phạm của bà Hòa và những cán bộ liên quan.

PV: – Theo ông, những bằng chứng người lao động cung cấp, Văn phòng luật sư Vì Dân công bố liệu có thuyết phục được các cơ quan tố tụng không, nếu vụ việc được đưa ra xử lí theo pháp luật ?

TS. LS Trần Đình Triển: – Với bằng chứng mà chúng tôi công bố, không thể chối cãi được và không ai có thể bao che, lấp liếm được. Xin đơn cử hành vi tạo Email (thư điện tử) giả đã được khẳng định; 2 hóa đơn của 2 doanh nghiệp ở Hải Phòng là xuất khống, để bà Hòa hợp thức hóa rút hơn một tỉ đồng của Cty. Đây là dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bảng kê cước điện thoại của con trai bà Hòa (số máy 0915.576.869) và con trai một vị Bộ trưởng (số máy 0912.672.266) cũng là bằng chứng rõ ràng. Chỉ trong tháng 3-2010, bà Hòa đã lấy tiền Cty để thanh toán cước cho 2 số máy nói trên tới hơn 46 triệu đồng. Còn các tháng khác thì sao ? Thử hỏi số tiền ấy bằng bao nhiêu suất lương của các cán bộ hưu trí trong một tháng? Hành vi tham nhũng này đã quá rõ ràng. Hành vi nữa là bà Hòa tạo ra các đại lí ảo để bùa phép, dùng uy tín doanh nghiệp Nhà nước, vốn Nhà nước để ăn chia. Đơn cử một đại lí ở Hà Nội, qua báo cáo bước đầu của chính Cty đã thấy thất thoát 1,3 tỉ đồng. Một việc khác nữa, đây là doanh nghiệp Nhà nước, việc mua sắm ô-tô phải theo quy định của Chính phủ. Theo đó, đến hàm Bộ trưởng cũng chỉ được sử dụng Camry. Vậy mà bà Hòa lại ngang nhiên dùng tiền Cty mua 2 xe Mecerdes, giá trị hàng mấy tỉ đồng cho riêng bà ta sử dụng. Những dấu hiệu đó, với tư cách là luật sư, tôi hỏi ai bao che, lấp liếm được trước Đảng, trước Nhà nước, pháp luật và người lao động?

PV: – Như vậy, những sai phạm của bà Đặng Thị Bích Hòa là rất rõ. Nhiều người cho rằng, đây là hậu quả của việc giao quá nhiều quyền lực cho một cá nhân khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Luật sư nghĩ sao về ý kiến này ?

TS. LS Trần Đình Triển: – Về cổ phần hóa doanh nghiệp, tôi khẳng định là chủ trương đúng. Khi chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang cổ phần, một trong những mục tiêu là, muốn người lao động nâng cao vai trò làm chủ kĩ thuật, công nghệ, sản xuất kinh doanh, bởi họ được mua cổ phần theo tiêu chuẩn quy định tại Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi áp dụng thì doanh nghiệp nào lợi thế về đất đai, nhà xưởng, công nghệ, kinh doanh… rất dễ cổ phần hóa, sau đó giá trị của doanh nghiệp rơi vào tay một số người, tức là chuyển sang tư nhân. Những người cầm đầu doanh nghiệp tự tung, tự tác, coi thường người lao động và các tổ chức đoàn thể. Trường hợp cổ phần hóa mà Nhà nước giữ cổ phần khống chế, thì cơ quan chủ quản cử một cán bộ làm đại diện tham gia bộ máy, để quản lí phần vốn của Nhà nước. Nếu không có phương pháp, chế tài chặt chẽ thì càng dễ để xảy ra tiêu cực. Vô hình trung, cán bộ được cử đại diện phần vốn Nhà nước muốn làm gì thì làm, trường hợp Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện là ví dụ. Bà Đặng Thị Bích Hòa vừa là người đại diện phần vốn Nhà nước, vừa là Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy tập trung quyền lực trong tay, trở nên độc đoán, chuyên quyền, có thể ví như “bạo chúa”. Người lao động, kể cả Phó Tổng giám đốc không nghe theo bà ta sẽ bị sa thải ngay…

PV: – Trở lại với vụ việc xảy ra tại Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện. Theo ông, các cơ quan chức năng và tố tụng phải xử lí ra sao đối với các sai phạm của bà Đặng Thị Bích Hòa? Theo luật sư thì bà Hòa phải bị xử lí bởi những tội danh gì ?

TS. LS Trần Đình Triển: Với những hành vi vi phạm của bà Hòa, đủ căn cứ khai trừ ra khỏi Đảng. Về hành chính, thì Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng Cty Bưu chính Việt Nam cần phải xử lí kỉ luật, cách các chức vụ của bà Hòa, sa thải bà Hòa khỏi Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện. Dấu hiệu của hành vi đủ căn cứ khởi tố bà Hòa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 139 và tội tham ô tài sản, quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự.

PV: – Xin cảm ơn ông !

Hoàng Linh

Tháng Năm 17, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này

Tổng Giám đốc Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện: Độc đoán, chuyên quyền, trù dập người lao động? (Tiếp theo kì trước)

Hoàng Linh

Kì II: Bị tố tham nhũng, Tổng Giám đốc quyết “triệt đường sống của người lao động”

Nguyên nhân sâu xa khiến 12 lao động của Công ty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện bị sa thải, là do trong đơn họ tố bà Đặng Thị Bích Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty có nhiều dấu hiệu tham nhũng. Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện là đơn vị trực thuộc Tổng Cty Bưu chính Việt Nam (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông – VNPT), được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, có vốn điều lệ 70 tỉ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập: Tổng Cty Bưu chính Việt Nam góp vốn 70%; Cty Tài chính Bưu điện (thuộc VNPT) góp vốn 10%; Cty CP Xây lắp Bưu điện Hà Nội góp vốn 10% và 10% là vốn góp của CBCNV trong Cty. Như vậy, Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện là doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, việc trang bị phương tiện đi lại trong cơ quan phải tuân thủ Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ, quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lí, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước.

Bất chấp quy định pháp luật đó, bà Hòa tự ý trang bị 2 xe Mecerdes để sử dụng riêng gồm: 1 chiếc ở Hà Nội, giá gần 2 tỉ đồng để đưa đón Tổng Giám đốc và để tại nhà bà Hoà như xe của cá nhân; một chiếc để tại TP Hồ Chí Minh, khi nào bà Hòa vào công tác thì sử dụng. Với cương vị là Bí thư Đảng ủy Cty, bà Hòa dùng quyền hành làm sai các nguyên tắc của tổ chức Đảng, đặc biệt là sự gương mẫu trong sinh hoạt Đảng; có dấu hiệu khai man ngày tháng năm sinh: Hồ sơ đảng viên và hồ sơ nhân sự thì bà Hoà ghi sinh ngày 10-2-1956, còn trong sổ bảo hiểm xã hội lại ghi sinh ngày 17-10-1957. Bà Hòa còn lợi dụng quyền hành cố ý sai phạm về tài chính. Lấy lí do để trả tiền cho đối tác trong việc kí hợp đồng liên doanh liên kết, bà Hòa chỉ đạo bộ phận kế toán rút tiền khống, với thủ đoạn ngụy tạo thư điện tử của một đối tác người nước ngoài có tên là Jeffrey Ian McLean, sau đó mua 2 hóa đơn khống để thanh toán tiền.

Tài liệu có trong hồ sơ thể hiện ngày 23-8-2010, bà Hòa kí nháy vào thư điện tử giả có địa chỉ gửi là jeff.McLean@ups.com, nội dung “Phòng kế toán chuyển tiền theo đề nghị của đối tác”, kèm theo là Hóa đơn số 0081053 do Cty CP Thiên Hà (204A Tô Hiệu, quận Lê Chân, TP Hải Phòng), mã số thuế 0200571000, xuất ngày 25-8-2010 do Giám đốc Phạm Lê Hùng kí, nội dung là sửa chữa văn phòng, để rút 893.196.400 đồng; ngày 30-8-2010, bà Hòa lại kí nháy vào thư điện tử khác, cùng địa chỉ gửi nêu trên: “K/c Phòng kế toán. Đồng ý thanh toán theo đề nghị của đối tác. Dùng nguồn chi từ khoản thu của Cty UPS…”, lí do chi mua tranh đá để làm quà tặng cho đối tác, theo Hóa đơn số 0047754 do Cty Thương mại và Dịch vụ Tuân Hiền (khu dân cư Thủy Giang, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) mã số thuế 0201048675, xuất ngày 5-8-2010 do Giám đốc Phạm Thị Hiền kí, để rút 1.072.500.000 đồng.

Lợi dụng quyền hạn, bà Hòa kí Quyết định số 413/QĐ-TCHC ngày 1-1-2008, tiếp nhận bà Lê Thị Dung (được phản ánh là vợ của một vị Bộ trưởng) chuyển từ Cty Thương mại Đầu tư và Phát triển Hà Nội, về công tác tại Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện. Tuy nhiên, từ đó đến nay bà Dung không đến làm việc ngày nào, nhưng tiền bảo hiểm vẫn được Cty đóng thường xuyên. Và, bà Dung vẫn được bà Hòa bố trí cho đi “công tác” nước ngoài, chi phí do Cty thanh toán?! Con trai bà Dung (cũng là con vị Bộ trưởng nọ) hiện đang du học ở nước ngoài, cũng được bà Hòa thanh toán toàn bộ cước phí điện thoại cho số máy 0912.672.266, bằng tiền của Cty, với số tiền không nhỏ. Bảng kê cước viễn thông tháng 3-2010 của VNPT đối với Cty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện thể hiện, số máy này tiêu tốn 38.804.388 đồng. Con trai bà Hòa là Hà Chí Công không phải là người của Cty, cũng được bà Hòa dùng tiền Cty thanh toán cước phí điện thoại cho số máy 0915.576.869, thể hiện trong bảng kê tháng 3-2010 nêu trên là 7.285.779 đồng. Tiền của Cty còn được bà Hòa dùng chi để tổ chức các đoàn đi nước ngoài, trong đó có nhiều người ngoài Cty, với lí do công tác, nhưng thực chất là phục vụ lợi ích cá nhân.

Một trong 2 con Mẹc trị giá mấy tỉ đồng bà Hòa dùng tiền Cty mua để sử dụng riêng

Với trách nhiệm trực tiếp quản lí, điều hành Trung tâm nhận hàng Hà Nội, bà Hoà để xảy ra sai phạm tại đơn vị trong một thời gian dài. Giữa tháng 10-2010, đoàn kiểm tra của Cty đã kiểm tra hồ sơ từ tháng 1 đến tháng 8-2010, phát hiện chênh lệch doanh thu so với hoá đơn đã xuất hơn 1,3 tỉ đồng. Bà Nguyễn Phương Lan tiếp nhận phụ trách đơn vị từ tháng 1-2006, hiện đang tạm thời bị đình chỉ chức vụ. Sau khi sự việc xảy ra, bà Hòa nêu lí do Trưởng phòng Nghiệp vụ không đủ trình độ để đáp ứng được yêu cầu của Tổng Giám đốc, nên tự ra quyết định miễn nhiệm chức vụ này. Những sai phạm tại Trung tâm nhận hàng Hà Nội đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tại Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, bà Hòa đã dùng quyền lực để “ép” bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh làm sai các quy định về tài chính, để rút tiền ra bằng cách chi tiền làm kiểm hoá cho cơ quan hải quan, đối với các bưu phẩm gửi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam. Riêng tháng 8-2010, bà Thảo phải đưa cho bà Hoà 137 triệu đồng. Do liên tục bị ép làm trái quy định, bà Thảo đã có ý kiến và hậu quả là bị bà Hòa ra quyết định miễn nhiệm v.v…

Những sai phạm nghiêm trọng của bà Hòa dẫn đến tình hình dịch vụ của Cty ngày càng giảm so với các đối thủ cạnh tranh, dịch vụ không phát triển, sản lượng ngày càng ít đi, trong khi đó bà Hòa lại đầu tư một dây chuyền chia chọn tự động lên tới 40 tỉ đồng. Ngày 4-11-2010, 84 lao động kí đơn kiến nghị, yêu cầu bà Hòa trả lời những vấn đề về phát triển dịch vụ, các lĩnh vực đầu tư; công tác tổ chức và các lĩnh vực khác; đề nghị làm rõ các khoản chi phí sản xuất. Ngày 11-11-2010, tại đơn kiến nghị lần 2, nhiều CBCNV tiếp tục kiến nghị về việc: Cuộc họp hồi 13 giờ, ngày 10-11-2010 tại số 26 Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, bà Hòa đã không đối thoại, không để người lao động được trình bày, thậm chí khẳng định không có trách nhiệm trả lời các kiến nghị của người lao động.

Sau khi nhận được đơn khiếu nại của 84 CBCNV, bà Hoà lập tức triệu tập cuộc họp gồm các đơn vị có người kí đơn kiến nghị, với mục đích răn đe, doạ nạt rằng họ không có quyền chất vấn những việc bà ta đã làm, rằng bà không có nghĩa vụ phải trả lời. Sau đó, bà Hoà gửi đơn đến CA Hà Nội, vu vạ cho công nhân tụ tập đông người, bỏ làm để biểu tình chống đối lại Tổng Giám đốc, gây mất trật tự nơi làm việc và mời CA đến điều tra, khiến CBCNV hoang mang, bất ổn. Mặt khác, bà Hòa yêu cầu các trưởng đơn vị dưới quyền họp lên, họp xuống, gây sức ép, đe dọa công nhân… ép mọi người phải kí vào đơn xin rút lại đơn kiến nghị theo mẫu được viết sẵn, nếu không kí sẽ bị đuổi việc.

Những sai phạm của bà Đặng Thị Bích Hòa, rất rõ và vô cùng nghiêm trọng, buộc Văn phòng Luật sư Vì Dân phải có bản Kiến nghị số 05/VPLSVD ngày 26-2-2011, gửi Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng. Ngay sau đó, bà Hòa kí Đơn kiến nghị gửi: Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp Hà Nội; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Đoàn Luật sư Hà Nội, phản ứng dữ dội đối với luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân.

Kì III: TS, Luật sư Trần Đình Triển: Cần xử lí nghiêm minh theo pháp luật.

Tháng Năm 17, 2011 Posted by | Pháp luật và đời sống | Bình luận về bài viết này